Từ lâu, Kim cương tự nhiên đã là một biểu tượng của sự giàu có, vĩnh cửu và tinh khiết được săn lùng khắp thế giới. Sở hữu cấu tinh thể đặc biệt và là kết tinh của hàng tỷ năm biến đổi địa chất, chúng mang đến vẻ đẹp lấp lánh không gì sánh được. Câu hỏi đặt ra: “Làm sao để nhận biết một viên kim cương thật? Giá bán kim cương bao nhiêu? Tiêu chí đánh giá nào là chuẩn?”. Và bài chia sẻ từ PJS gửi đến dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ điều đó!

Kim cương tự nhiên – Nguồn gốc và ý nghĩa

Kim cương tự nhiên (hay còn gọi là kim cương thiên nhiên) là một trong những loại khoáng vật quý hiếm và có giá trị cao bậc nhất trên thế giới. Kim cương được hình thành sâu trong lòng đất từ cách đây hàng tỷ năm dưới một áp suất cực lớn và nhiệt độ cực cao. Nói một cách nghệ thuật, kim cương tự nhiên được xem là sản phẩm, là kết tinh hoàn hảo của thời gian, thiên nhiên và năng lượng trái đất.

Kim cương tự nhiên - Nguồn gốc và ý nghĩa
Kim cương tự nhiên – Nguồn gốc và ý nghĩa

Kim cương từ xa xưa đã được ưa chuộng và săn lùng, nó không chỉ đơn thuần là biểu tượng của sự cao quý và giàu có, kim cương còn mang ý nghĩa đại diện cho tình yêu vĩnh cửu, cho sự trong sáng và sức mạnh nội tâm mạnh mẽ. Có lẽ chính vì thế, mà từ xưa đến nay, kim cương vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu trong các dịp quan trọng và đặc biệt như đính hôn, cưới hỏi, hoặc làm quà tặng quý giá thể hiện sự trân trọng và cam kết lâu dài.

Các đặc tính của kim cương

Trong hóa học, Kim cương được biết đên là dạng kết tinh hoàn hảo của nguyên tố carbon (C) với cấu trúc lập phương, chính nhờ điều đó đã trang bị cho kim cương có độ cứng gần như tuyệt đối và đạt 10/10 theo thang độ cứng Mohs.

  • Độ cứng cao nhất trong tất cả các loại khoáng vật.
  • Độ tán sắc ánh sáng tốt, tạo ra hiệu ứng lấp lánh đặc trưng.
  • Không bị ăn mòn bởi hóa chất thông thường.
  • Có khả năng giữ nhiệt tốt.
Các đặc tính của kim cương
Các đặc tính của kim cương

Nhờ vào những tính chất này, kim cương không chỉ được yêu thích ứng dụng trong ngành trang sức mà còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như cắt gọt, khoan, và mài vật liệu cứng khác.

Tiêu chí đánh giá kim cương tiêu chuẩn 4Cs

Để đánh giá chất lượng và giá trị của một viên kim cương tự nhiên, những tiêu chí ra đời. Một trong những bộ tiêu chí đánh giá kim cương được giới chuyên gia sử dụng là bộ tiêu chuẩn 4Cs gồm: Color (Màu sắc), Clarity (Độ tinh khiết), Carat (Trọng lượng), và Cut (Giác cắt). Cùng tìm hiểu lần lượt nhé!

Màu sắc (Color)

Màu sắc kim cương tự nhiên được phân loại từ D (không màu) đến Z (vàng nhạt hoặc nâu nhạt). Những viên kim cương không màu thường được đánh giá cao nhất do hiếm và phản chiếu ánh sáng tốt hơn. Tuy nhiên, hiện nay thông qua công nghệ hiện đại, người ta tìm thất được nhiều biến thể màu kim cương thiên nhiên hiếm có như hồng, xanh, đỏ… và chúng cũng được đánh giá rất cao.

Độ tinh khiết (Clarity)

Độ tinh khiết là thước đo phản ánh mức độ không hoàn hảo bên trong (inclusion) và bên ngoài (blemish) của một viên kim cương. Thang đo độ tinh khiết bắt đầu từ Flawless (hoàn hảo) đến Included (có nhiều tạp chất).

Độ tinh khiết (Clarity)
Độ tinh khiết (Clarity)

Và tất nhiên, những viên Kim cương càng tinh khiết thì càng quý hiếm và có giá trị càng lớn.

Trọng lượng (Carat)

Carat là đơn vị đo trọng lượng của kim cương, 1 carat sẽ tương đương 0.2 gram. Trọng lượng càng lớn, giá trị viên kim cương càng cao. Tuy nhiên, giá tính của kim cương sẽ không tăng theo tỷ lệ tuyến tính, lý do là kim cương lớn thường hiếm hơn nên giá của nó sẽ tăng theo cấp số nhân.

Giác cắt (Cut)

Giác cắt không chỉ là hình dáng mà còn là yếu tố quyết định đến khả năng phản chiếu ánh sáng – yếu tố tạo nên độ lấp lánh cho kim cương. Một viên kim cương tự nhiên được cắt đúng chuẩn sẽ có độ phản xạ ánh sáng tối đa, cho hiệu ứng sáng rực rỡ.

Những màu kim cương thiên nhiên phổ biến

Kỹ thuật khai thác ngày một phát triển, bên cạnh các viên kim cương trắng truyền thống, kim cương thiên nhiên còn xuất hiện với nhiều màu sắc độc đáo, mỗi màu mang một ý nghĩa riêng và có giá trị đa dạng. Dưới đây là một số màu sắc được tìm thấy cho đến thời điểm hiện tại.

Kim cương nâu

Kết tinh độc đáo của quá trình biến đổi địa cách đây hàng tỷ năm, Kim cương nâu hình thành ở độ sâu khoảng 150–200 km trong lòng đất nơi nhiệt độ môi trường lên tới 1.200–1.500°C với áp suất cực cao. Màu nâu đặc trưng bắt nguồn từ những biến dạng cấu trúc tinh thể (plastic deformation) trong quá trình hình thành.

Kim cương nâu
Kim cương nâu

Kim cương nâu trên thị trường còn có tên gọi là champagne hoặc cognac với đặc trưng mang sắc ấm cùng phong cách cổ điển. Nếu đem so với các loại kim cương khác, chúng thường dễ tiếp cận về giá, tuy nhiên, kim cương nâu vẫn rất được ưa chuộng bởi vẻ đẹp độc lạ và sự ấm áp nó mang lại.

Kim cương cam

Như các loại kim cương thiên nhiên phổ biến, kim cương cam cũng trải qua hàng tỷ năm địa chất với nhiệt độ và áp suất cao trong lòng đất. Nhiều người nhầm lẫn rằng màu cam là do tạp chất những thực ra, đó cũng là điều đặc biệt của loại kim cương này. Màu cam sinh ra là do sự tương tác ánh sáng trong cấu trúc tinh thể của nó.

Kim cương màu cam
Kim cương màu cam

Màu cam của kim cương trong tự nhiên rất hiếm và tùy theo nhiều yếu tố mà nó thường có sắc độ đậm nhạt khác nhau. Trong thế giới trang sức, kim cương màu cam đại diện cho sự sáng tạo, năng động và cuốn hút.

Kim cương màu vàng

Kim cương có màu vàng thường sẽ có màu sắc phân bố từ vàng nhạt đến vàng sẫm. Nguyên nhân của hiện tượng này là do được tạo ra bởi sự hiện diện của nguyên tố nitơ trong cấu trúc tinh thể của chúng. Nitơ hấp thụ ánh sáng xanh lam, khiến cho kim cương có màu vàng ấm áp và rực rỡ.

Kim cương màu vàng
Kim cương màu vàng

Màu vàng thể hiện sự thịnh vượng và niềm vui. Kim cương vàng tự nhiên thường có màu từ nhạt đến đậm và được yêu thích bởi sự nổi bật.

Kim cương màu xanh

Một trong những màu kim cương quý hiếm nhất. Kim cương xanh được biết đến là viên đá mang biểu trưng cho trí tuệ siêu việt, sự tự do và uy quyền.

hope-diamond

Những viên kim cương xanh nổi tiếng được biết đến mang tên Hope Diamond là ví dụ tiêu biểu.

Kim cương màu hồng

Là một biến thể rất hiếm của kim cương. Kim cương Hồng giống như màu của nó thường được xem là biểu tượng của tình yêu, sự dịu dàng và nữ tính. Nếu xét về giá trị, giá trị của kim cương hồng tự nhiên cao hơn nhiều so với các màu khác.

Kim cương màu đỏ

Là biến thể quý hiếm nhất từng được tìm thấy trong tất cả các loại màu, viên kim cương đỏ là đại diện và là biểu tượng của đam mê mãnh liệt và quyền lực tối cao.

Kim cương màu đỏ
Kim cương màu đỏ

Kim cương màu tím

Là biến thể kim cương mang ý nghĩa tượng trưng cho sự huyền bí, thể hiện khí phách của hoàng gia và mang giá trị tâm linh mạnh mẽ. Kim cương tím tự nhiên cũng rất hiếm gặp và thay vì giá trị làm trang sức, màu tím thường có giá trị sưu tầm cao.

Kim cương màu đen

Biến thể kim cương mang phong cách mạnh mẽ và cá tính, kim cương đen tự nhiên sẽ là lựa chọn đặc biệt dành cho những ai yêu thích sự khác biệt và tính độc lập.

Kim cương màu đen
Kim cương màu đen

Giá bán kim cương tự nhiên hiện nay là bao nhiêu?

Về phân khúc giá, giá bán kim cương tự nhiên cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt, người ta thường phụ thuộc vào tiêu chuẩn 4Cs để định giá. Giá của một viên kim cương 1 carat, không màu (D-F), độ tinh khiết cao (VS1 trở lên), tình trạng các giác cắt hoàn hảo có giá dao động từ 8.000 USD đến 25.000 USD hoặc cao hơn.

Giá bán kim cương tự nhiên
Giá bán kim cương tự nhiên

Với một số loại kim cương thiên nhiên với những màu sắc cực quý hiếm như hồng, xanh, đỏ,… thì giá thành có thể lên đến hàng trăm ngàn, thậm chí là hàng triệu USD. Ngoài ra, yếu tố thương hiệu, giấy chứng nhận và nơi chúng được báncũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá bán kim cương thật trên thị trường.

Một số loại chứng nhận kim cương uy tín nhất thế giới

Như đã nói sơ ở phần giá thành, ngoài nơi khai thác, giá trị của một viên kim cương tự nhiên thường phụ thuộc nhiều vào giấy chứng nhận từ các tổ chức giám định uy tín, và để cùng mở mang tầm mắt, cùng PJS điểm qua một số chứng chỉ giám định tầm cỡ quốc tế nhé:

  • GIA (Gemological Institute of America): Là chứng chỉ giám định kim cương được công nhận toàn cầu về độ chính xác và minh bạch.
  • IGI (International Gemological Institute): Chứng chỉ IGI phổ biến tại hai lục địa châu Á và châu Âu.
  • HRD (Hoge Raad voor Diamant): Chứng chỉ được cấp từ cơ quan kiểm định kim cương có trụ sở tại Bỉ.
  • AGS (American Gem Society): Là một trong 4 chứng chỉ uy tín hàng đầu thế giới, AGS nổi bật với thang điểm cắt rất khắt khe.
Một số loại chứng nhận kim cương uy tín nhất thế giới
Một số loại chứng nhận kim cương uy tín nhất thế giới

Các giấy chứng nhận hay chứng chỉ không chỉ là cách để xác thực nguồn gốc và đặc điểm của viên kim cương mà nhờ vào đó còn giúp người mua yên tâm hơn khi đầu tư.

Kết luận

Kim cương tự nhiên không chỉ là vật phẩm có giá trị vật chất cao mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc về tình yêu, quyền lực và sự trường tồn vĩnh cửu. Kim cương tự nhiên từ lâu đã luôn là lựa chọn đắt giá cho những ai muốn sở hữu món trang sức tinh xảo, tinh tế và đậm chất cá nhân.

Mong rằng những chia sẻ trên đây, PJS.VN đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về loại khoáng vật quý hiếm này, hẹn gặp lại bạn ở những bài chia sẻ tiếp theo