Tết Nguyên Đán – Kỳ nghỉ và cũng là ngày lễ được mong đợi nhiều nhất. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam nói riêng và 1 số quốc gia Châu Á nói chung còn được lưu giữ. Vậy mùng 1 tết 2025 là ngày mấy Dương lịch bạn có biết không? Tết có ý nghĩa gì trong văn hóa dân tộc, đầu năm nên làm gì và không nên làm gì để cả năm suôn sẻ may mắn. Bài chia sẻ từ PJS gửi đến dưới đây hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn điều này.

Văn hóa ăn Tết Cổ Truyền của người Việt

Được xem là ngày lễ lớn nhất trong năm, là thời gian gia đình sum họp, cùng nhau chia sẻ những chuyện đã qua và cùng nhau bước sang một năm mới tốt đẹp hơn. Nhắc đến Tết Cổ Truyền là nhắc đến những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền và giữ gìn qua bao đời. Một số hoạt động được xem là không thể thiếu là:

Tết Cổ Truyền của người Việt
Tết Cổ Truyền của người Việt

Tảo mộ cuối năm

Hoạt động mang ý nghĩa cao đẹp nhằm tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên bao đời. Thường diễn ra hằng năm mỗi độ cuối năm khoảng từ 23 đến ngày 30 tháng Chạp âm lịch. Hình ảnh mọi người trong gia đình tập trung đến thăm, quét dọn, sửa sang mộ tổ tiên đã không còn là hình ảnh xa lạ.
Tảo mộ cuối năm
Tảo mộ cuối năm
Mục đích của việc này là tưởng nhớ hiếu kính cha ông cũng như lời khấn nguyện của con cháu mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Đây được xem là truyền thống thể hiện sự kết nối giữa con cháu và người đã khuất.

Dọn dẹp – Trang trí nhà cửa đón tết

Tết đến là dịp nhà nhà dọn dẹp và trang trí lại nhà cửa sao cho tươm tất gọn gàng để đón Tết. Mọi đồ vật và ngóc ngách trong nhà phải được làm sạch và bài trí một cách gọn gàng nhất.
Dọn dẹp - Trang trí nhà cửa đón tết
Dọn dẹp – Trang trí nhà cửa đón tết
Hoạt động mang khá nhiều ý nghĩa, thứ nhất, đây là sự chuẩn bị kỹ lường nhằm tiễn năm cũ và đón mừng một năm mới đang sang. Một năm mới tươm tất, sạch sẽ gọn gàng mang đến vận khí tốt cho tân niên. Một điều nữa là thể hiện sự tôn trọng với ông bà tổ tiên đã khuất khi mời về ăn tết cùng con cháu.

Phong tục gói bánh Chưng, bánh Tét

Là 2 món bánh từ xa xưa gắng liền với truyền thống ngày tết Việt. Bánh chưng, bánh Tét như một biểu tượng của Tết trong văn hóa người Việt. Bánh Chưng vuông thể hiện cho Đất với mong cầu đất đai trù phú, lương thực đủ đầy. Bánh Tét với hình ảnh thể hiện sự gắn kết, sum vầy.
Phong tục gói bánh Chưng, bánh Tét
Phong tục gói bánh Chưng, bánh Tét
Hai loại bánh này luôn mang một giá trị văn hóa đặc biệt. Những ngày cuối năm, đây là dịp giúp các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau chuẩn bị nguyên vật liệu cùng nhau gói bánh và nấu bánh đồng thời trò chuyện để thấu hiểu nhau hơn.

Cúng Ông Công, Ông Táo

Đúng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, một phong tục mà mọi người dân Việt Nam là chuẩn bị sửa soạn mâm cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời. Theo quan niệm dân gian bao đời, đúng vào mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt, xấu diễn ra trong gia đình dưới hạ giới với Ngọc Hoàng.
Cúng Ông Công, Ông Táo
Cúng Ông Công, Ông Táo
Và đúng vào đêm giao thừa cũng là lúc bày mâm cúng đón Táo Quân về lại gia đình để tiếp tục công việc trông mọi việc trong gia đình.

Mâm ngũ quả ngày Tết – Hoa Tết

Nhằm thể hiện sự mong cầu năm mới cũng như tạo không gian tươi vui, việc trưng mâm ngũ quả cùng thú chơi hoa Tết cũng hình thành và lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả ngày Tết thường có 5 loại trái khác nhau. Các loại trái cây trong mâm thường nối tên với nhau thành một câu nhằm thể hiện sự mong cầu cho năm mới. Mâm ngũ quả thường được bày trên bàn thờ tổ tiên vào ngày Tết.

Mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả ngày Tết

Năm loại quả được trưng lên mâm thường sẽ theo quan niệm của người xưa là ngũ hành tượng trưng cho sự phát triển, sinh sôi. Mỗi vùng miền lại có những cách sắp xếp khác nhaNgười miền Bắc thỏa mái về việc chọn mâm ngũ quả, đa số quả nào cũng bày được thì người miền Nam lại có sự kiêng kị nhất định

Thú vui trưng hoa trong ngày Tết

Hoa tết vừa thể hiện trang nhã và thanh tao lại vừa mang đến màu sắc tươi mới năm mới. Xuân đến trăm hoa đua nở, nhưng mang tính biểu tượng nhất là Mai miền Nam và Hoa Đào miền Bắc, hoặc Cây Quất trĩu quả cầu một năm đủ đầy với mong muốn có một năm mới bình an, tài lộc và thành công hơn.
Đi kèm với hoa trưng cảnh thì không thể thiếu hoa thờ cúng trên bàn thờ ông bà ngày lễ Tết. Một số loại hoa như: cúc, cẩm chướng, hồng, hoa lan, hoa đồng tiền… cũng giúp cho không gian nhà trở nên ấm cúng hơn trong buổi sum họp gia đình.

Bữa cơm tất niên

Với những gia đình có con cháu học tập và làm việc xa thì Tết là một dịp để gia đình tụ họp chia sẻ niềm vui. Tết là thời gian để mọi người thể hiện sự đoàn kết, yêu thương dù đi xa đến đâu vẫn có nhà là nơi để trở về.
Bữa cơm tất niên thường đươc tổ chức sát những ngày cuối cùng của năm cũ. Thời gian này là lúc công việc ổn thỏa, người đi xa cũng đã trở về, cả nhà quây quần bên mâm cơm trong những ngày cuối cũng của năm cũ. Cùng trò chuyện và nhìn lại.
Bữa cơm cuối năm cũng là sự tôn kính, hiếu thảo và biết ơn với những ngư­ời đã khuất trong gia đình. Bữa cơm còn mang ý nghĩa cho qua đi những điều xấu, dở của năm cũ, đón lấy điều mới mẻ, tốt lành của năm mới.

Đón Giao thừa

Là thời khắc cuối cùng của việc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Giao thừa, gia đình cùng bên nhau, ngắm nhìn pháo hoa cùng các chương trình cuối năm: Táo Quân, Chương trình năm mới,…
Cả nhà cũng đón giao thừa
Cả nhà cũng đón giao thừa
Đừng quên đón Ông Táo về để ông đón tết cùng gia đình cũng như mang đến những đều tốt đẹp để phù hộ gia đình cho năm mới tốt hơn.

Chúc Tết, mừng tuổi

Tết Nguyên Đán là dịp mọi người quây quần, sum họp bên nhau, gắn kết tình cảm các thành viên, người thân trong gia đình. Ba ngày đầu năm được coi là ba ngày quan trọng nhất. Thời điểm mà mọi công việc đều được gác lại, hành trình thăm nhà nội ngoại, bạn bè, thầy cô diễn ra.
Phong tục chúc tết mừng tuổi - Nét đẹp văn hóa bao đời
Phong tục chúc tết mừng tuổi – Nét đẹp văn hóa bao đời
Con cháu gửi đến ông bà, cha mẹ, thầy cô bạn bè những lời chúc tốt đẹp cho năm mới. Mọi người trao nhau những phong bao lì xì, chúc cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè,.. tuổi mới sức khỏe, học hành và may mắn, niềm vui.
Những câu chúc Tết đã trở thành nếp sống, truyền thống bao đời, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của các thế hệ với nhau.

Xông đất đầu năm mới

Xông đất đầu năm là phong tục từ lâu vẫn được truyền giữ đến nay và mang tính quan trọng rất lớn. Theo quan niệm của người Hoa xưa, người đầu tiên đến nhà xông đất đầu năm có ảnh hưởng đến gia đình trong cả năm đó. Chính vì vậy, mọi người luôn cẩn trọng bước đi của mình ngày đầu năm nhé!
Xông đất đầu năm mới
Xông đất đầu năm mới

Thời gian bắt đầu tính cho phong tục này là Từ lúc giao thừa trở đi. So với người Hoa thì gia đình Việt Nam không đòi hỏi quá cao hay đặt nặng gì về người xông đất. Họ chỉ mong muốn người xông đất là người vui vẻ, rộng rãi để gia đình có một năm may mắn, sung túc.

Xin chữ, câu đối đầu xuân

Xin chữ treo trong nhà đầu năm là một trong những độc đáo của tết Việt từ xưa. Trong nhà treo chữ gì đầu năm xin được sẽ thể hiện bản sắc của mỗi gia đình trong năm đó cùng báo hiệu những mong ước trong năm mới.

Xin chữ, câu đối đầu xuân
Xin chữ, câu đối đầu xuân

Phong tục xin chữ được ví như một món ăn tinh thần của một đất nước hiếu học, coi trọng đạo đức thánh hiền cần được trân trọng, bảo tồn và phát huy

Những điều kiêng kỵ nên tránh ngày Tết

Đi cùng với những hoạt động vui tết cổ truyền thì cũng có một số điều kiêng kị nhất định mà mọi người nên nhớ kỹ để tránh một khởi đầu năm mới không suôn sẻ nhé. Dưới đây là một số điều quan trọng.

Kiêng quét dọn, vệ sinh nhà cửa vào mùng 1 Tết

Theo phong tục từ xưa, việc quét nhà dọn vệ sinh nhà cừa và đổ rác vào ngày đầu năm là kiêng kỵ. Người xưa tin rằng, đầu năm là lúc tài lộc nên được tích tụ. Một số nơi còn giữ đến hết mùng 3 mới quét dọn, họ chỉ gom lại 1 điểm trong nhà. Điều này mang ý nghĩa giữ tụ tài lộc, tránh thất thoát.

Không sang nhà người khác vào sáng mùng 1

Theo phong tục xông đất đầu năm. Sáng mùng 1 tết là thời điểm rất nhạy cảm, nhiều người quan niệm nó sẽ ảnh hưởng đến cả một năm. Đó là lý do mọi người kiêng kỵ việc đến nhà người khác vào buổi sáng vì có thể ảnh hưởng đến việc xông đất đầu năm của họ.

Buổi trưa chiều, để chắc chắn, những địa điểm đi thường sẽ là gia đình 2 bên, nội ngoại, cô bác chú dì, người trong nhà,…

Tết đến hoan hỷ, hạn chế tranh cãi

Tết là thời điểm nghỉ ngơi, vui chơi ăn mừng năm mới, mọi người nên đặt sự hòa khí và bình yên gia đình lên hàng đầu. Tránh tuyệt đối việc cãi cọ, chửi bới nhau trong dịp Tết để trong lòng nhẹ nhàng, tạo nên không khí ấm áp và hòa thuận.

Kiêng cho lửa, nước đầu năm

Ông bà từ thời xa xưa đã quan niệm rằng, lửa và nước là biểu tượng của sự ấm áp, may mắn, là nguồn cội cho một gia đình. Chính vì vậy, đây là một yếu tố phong thủy cực kỳ quan trọng trong ngày đầu năm. Việc mang lửa, nước trong nhà cho người khác sẽ là điều vô cùng kiêng kị trong ngày đầu năm mới.

Kiêng cho lửa, cho mượn lửa đầu năm
Kiêng cho lửa, cho mượn lửa đầu năm

Lửa, nước trong nhà đem cho bên ngoài được xem là sự thất thoát lớn và điềm không may mắn, … đây được xem là điềm báo cho một năm không tốt và xui xẻo. Hãy nhớ kỹ nhé!

Kiêng kỵ những trang phục có màu sắc u ám

Không phải tự nhiên mà Ngày Tết mọi người mặc lên những trang phục màu sắc tươi mới và rực rỡ. Trang phục cũng là một trong những thứ phản ánh sự mong cầu một năm mới tốt đẹp an khang.

Kiêng kỵ những trang phục có màu sắc u ám
Kiêng kỵ những trang phục có màu sắc u ám

Tuyệt đối không nên chọn mặc trang phục màu đen và trắng,.. những màu sắc liên quan đến sự tang tóc và đau thương, u ám. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng cũng như vận may của một năm.

Kiêng nói điều xui xẻo

Năm mới vui vẻ, đừng nói điều không may mắn, nó sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và khởi đầu không tốt.

Kiêng vay mượn đầu năm

Việc vay mượn hay cho vay mượn và ngày đầu năm được tin là điềm báo hiệu cho một năm không may mắn, không thuận lợi,…. và là sự mất mát tài lộc và của cải trong suốt 1 năm.

Kiêng cắt tóc, cắt móng tay, móng chân ngày đầu năm

Tóc, móng tay hay móng chân là những bộ phận gắn liền với mỗi con người. Những thứ đó đại diện cho sức khỏe và tài lộc mỗi con người trong dịp năm mới. Do đó, việc cắt tỉa hay động chạm đến những bộ phận này vào ngày đầu năm sẽ dễ dẫn đến nguy cơ hao hụt, mất đi vận may thậm chí là sức khỏe.

Mùng 1 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch?

Theo đúng lịch của năm 2025, tết dương lịch và tết âm lịch năm nay sẽ rơi vào cùng Tháng 1 Dương lịch. Cụ thể:

  • Ngày mùng 1 Tết 2025 sẽ rơi vào ngày thứ Tư
  • Về dương lịch: Ngày mùng 1 Tết 2025 – Tết Ất Tỵ sẽ rơi vào ngày 29 tháng 1 năm 2025. Tiếp theo, Mùng 2 Tết 2025 là vào ngày thứ năm 30/01/2025. Sau đó, Mùng 3 Tết 2025 sẽ nhầm ngày thứ sáu 31/01/2025.
Mùng 1 tết 2025 là ngày mấy Dương lịch
Mùng 1 tết 2025 là ngày mấy Dương lịch

Hãy nghiên cứu và sắp xếp về quây quần bên gia đình cùng chào đón một dịp Tết Nguyên đán đầy ý nghĩa nhé.

Tết 2025 là năm con gì?

  • Theo Dương lịch, năm 2025 được tính bắt đầu từ Ngày 01/01/2025 đến hết Ngày 31/12/2025.
  • Theo Âm lịch, năm 2025 là năm Ất Tỵ được tính từ Ngày 29/01/2025 đến hết Ngày 16/02/2026.

Theo ngũ hành, Năm 2025 là năm Hỏa – vì vậy những người sinh năm 2025 sẽ mang mệnh Hỏa, cụ thể là Phú Đăng Hỏa (Lửa đèn to) thể hiện sự tỏa sáng của ngọn lửa từ chiếc đèn. Có ý nghĩa mang đến niềm vui, sung túc và hạnh phúc cho tất cả mọi vật. Xét theo quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành, người mệnh Hỏa tương sinh với mệnh Thổ, mệnh Mộc và tương khắc với mệnh Kim, mệnh Thủy.

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 – Lịch nghỉ tết Ất Tỵ

Dựa theo công văn mới nhất được Thủ tướng thông qua và chấp thuận với đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại Công văn 5152/BLĐTBXH-CATLĐ Ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2024 và Công văn 5621/BLĐTBXH-CATLĐ ngày 08 tháng 11 năm 2024 về phương án nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và một số dịp nghỉ lễ khác trong năm 2025.

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 - Lịch nghỉ tết Ất Tỵ
Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2025 – Lịch nghỉ tết Ất Tỵ

Cụ thể công văn: Công chức, viên chức, người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 2025 5 ngày, từ Thứ Hai, ngày 27/01/2025 đến hết thứ Sáu, ngày 31/01/2025 (tức 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Tuy nhiên, do năm 2025, cả 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch 2025 rơi vào các ngày làm việc trong tuần nên người lao động được nghỉ thêm 2 ngày nghỉ cuối tuần trước và 2 ngày nghỉ sau nghỉ Tết.

Kết luận

Bài viết trên đây, PJS đã giúp bạn biết được Mùng 1 tết 2025 là ngày mấy Dương lịch cũng như những nét văn hóa chính của Tết Nguyên Đán tại Việt Nam? Hi vọng qua những chia sẻ về Tết trên đây đã phần nào giúp bạn hiểu thêm phong tục cha ông bao đời,với những thông tin này, mong rằng bạn và gia đình sẽ có một cái Tết ấm cúng và tốt đẹp đón năm mới.

Liệu bạn đã sắm đồ tết cho mình chưa? Nếu là một người yêu thích sự độc đáo, chắn chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những món trang sức Handmade tại PJS, Ghé thăm Cửa hàng PJS và thêm vào bộ sưu tập trang sức để tết thêm lung linh nhé.