Ông Công ông Táo là một trong những vị thần gần gũi nhất với mỗi gia đình. Chính vì vậy, việc cúng ông Táo về trời sao cho chỉnh chu và trang trọng nhất là điều mỗi người nên làm và đây đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Và để hiểu thêm về nét văn hóa này, PJS xin được chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất.

Nguồn gốc tín ngưỡng, tục lệ cúng ông Công ông Táo về trời

Theo niềm tin tín ngưỡng của người Việt nói riêng, ông Công ông Táo là một vị thần gần gũi với đời sống mỗi gia đình Việt. Theo dân gian lưu truyền, Táo quân là vị thần chuyên cai quản bếp núc. Công việc chính của ngài là theo dõi, quan sát những việc tốt xấu của gia đình trong một năm ở hạ giới.

Nguồn gốc tín ngưỡng, tục lệ cúng ông Công ông Táo về trời
Nguồn gốc tín ngưỡng, tục lệ cúng ông Công ông Táo về trời

Theo đó, cứ vào mỗi cuối năm, vào những ngày cuối tháng Chạp, ông Táo sẽ về lại Thiên đình để báo cáo một năm qua của gia đình với Ngọc Hoàng Thượng Đế. Nhân dân tôn kính và thấu hiểu công việc của ngài nên hằng năm, cứ vào đúng ngày, người người, nhà nhà đều tươm tất chuẩn bị những lễ vật để tiễn đưa ông Công ông Táo về trời như thường lệ với cầu mong những đều tốt đẹp cho gia đình.

Ý nghĩa tín ngưỡng đưa ông Táo về trời

Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời ngoài văn hóa tín ngưỡng còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Cụ thể là:

  • Đầu tiên, thời điểm này là thời điểm cuối năm, ngày mà con cái, những người đi xa làm ăn trở về tề tựu đông đủ, đây là dịp ý nghĩa để gia đình sum họp, để cùng nhau chuẩn bị những lễ vật, mâm cỗ và tình cảm gia đình càng được thắt chặt.
  • Thứ hai, lễ cúng như một sự thể hiện lòng thành kính của con người với bề trên, với các vị thần linh. Lễ cúng cũng là lời cầu mong của gia chủ cho một năm mới bình an.
Ý nghĩa tín ngưỡng đưa ông Táo về trời
Ý nghĩa tín ngưỡng đưa ông Táo về trời
  • Cuối cùng, năm hết tết đến, đây là thời khắc để mọi người trong gia đình nhìn lại những gì đã làm trong 1 năm qua, có chuyện sai, có chuyện đúng. Đây là dịp để ngẫm nghĩ và tự trau dồi bản thân, việc nào tốt mình phát huy, việc chưa tốt mình cố gắng, việc xấu mình sửa đổi để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn trước thềm năm mới.

Đưa ông Công ông Táo về trời ngày mấy?

Theo đúng phong tục của Việt Nam được ông bà tổ tiên truyền lại, ngày đưa ông Công ông Táo về trời chính xác là ngày 23 Tháng Chạp hằng năm. Đúng vào ngày này, ông Táo sẽ cưỡi trên cá chép và bay về trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng những việc xảy ra trong gia đạo một năm qua.

Đưa ông Công ông Táo về trời ngày mấy?
Đưa ông Công ông Táo về trời ngày mấy?

Và thông tin thêm cho mọi người, tiễn ông Táo về trời ngày 23 Tháng Chạp và Đón ông Công ông Táo về lại nhân gian vào thời khắc Giao Thừa. Đừng quên nhé!

Mâm cúng Ông Táo gồm những lễ vật gì?

Như một nghi thức trang trọng để bày tỏ sự biết ơn và lòng thành kính với một vị thần gắn bó cùng gia đình. Mâm cúng ông Công ông Táo cũng cần được chú trọng sao cho chỉnh chu nhất có thể. Một mâm cúng ông Táo thường sẽ có những lễ vật sau:

Các lễ vật cơ bản (bắt buộc)

Các mục dưới đây là bắt buộc phải có để bắt đầu một lễ cúng ông Công ông Táo về trời nên mọi người chú ý chuẩn bị đầy đủ nhé!

  • Bộ đồ lễ táo quân: Đồ cúng ông Táo đặc biệt phải có 3 món (2 bộ cho Táo ông và 1 bộ cho Táo bà), giấy tiền, vàng bạc.
  • Hương, đèn, nến: đây là những món đồ cúng mà bất kỳ lễ cúng nào cũng phải có.
  • Trầu, cau: Chuẩn bị một bộ trầu cau tươi hoặc têm sẵn.
  • Trà, rượu cúng: Chuẩn bị sẵn rượu hoặc trà đặt lên bàn cúng để tỏ lòng tôn kính.
  • Bánh ngọt: Có thể sử dụng các loại bánh ngọt thường có, bánh cốm,…
  • Cá chép sống hoặc cá chép giấy: Đây sẽ là phương tiện để ông Táo về trời.
Mâm cúng Ông Táo về trời gồm những lễ vật gì?
Mâm cúng Ông Táo về trời gồm những lễ vật gì?

Một số đồ có thể thêm vào mâm cúng ông Táo

Ngoài những lễ vật cúng bắt buộc đã được liệt kê ở trên, nếu khá giả, gia chủ có thể bổ sung thêm một vài món dưới đây:

  • Món mặn: Có thể thêm vào mâm cúng Gà luộc, xôi, giò chả, nem,…
  • Món chay: Có thể trưng thêm hoa quả tươi, các món ngọt như chè, bánh trôi, … hoặc các món rau luộc, xào,…

Hoa và trái cây

Gia chủ có thể bổ sung lên mâm cúng một bình hoa tươi cùng một số loại hoa quả, nên trưng ngũ quả sẽ rất tốt.

Giấy tiền vàng mã

Các loại giấy tiền, vàng mã là thứ không thể thiếu cho một lễ cúng hoàn chỉnh. Cúng táo quân cũng vậy, ngoài quần áo cúng ra, gia chủ cũng nên chuẩn bị đầy đủ giấy tiền vàng mã để tỏ sự chân thành và chỉnh chu.

Lưu ý quan trọng khi cúng ông Táo về trời

Dù là nghi thức thường niên, tuy nhiên để sự tôn kính được đặt lên cao nhất, mọi người vẫn nên chú ý cẩn trọng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi cúng ông Táo về trời mà các gia chủ nên nắm vững để nghi thức của mình được hoàn thành chỉnh chu và trang trọng nhất:

Thời gian tiến hành lễ cúng

Lễ cúng tốt nhất nên diễn ra sớm, cúng và đốt áo mới, chuẩn bị mọi thứ chỉnh chu để ông Táo lên đường về chầu trời.

Lưu ý trong vấn đề cầu khấn

Khi tiến hành cầu khấn, gia chủ nên đặt thành tâm lên đầu. Hãy khấn một cách lễ phép cũng như tóm tắt những việc làm tốt xấu trong năm qua. Và đừng quên tỏ lòng cầu mong ông Táo phù hộ cho gia đình một năm mới bình an và may mắn.

Thả cá chép

Sau khi thực hiện cúng xong, mang cá chép ra sông thả như một nghi thức tiễn ông Táo về Trời

Thả cá chép tiễn ông Táo về Trời
Thả cá chép tiễn ông Táo về Trời

Tất cả những lễ vật, nghi thức đều nhằm bày tỏ sự chân thành, thành tâm của gia chủ với những bậc bề trên. Lễ cúng không đòi hỏi lễ vật đuề huề chỉ cầu sự chân thành. Hãy thực hiện, cầu khấn bằng tất cả sự chân thành nhé!

Mẫu văn khấn cúng tiễn ông Táo về trời

Để việc cúng kiếng thuận lợi, dưới đây là một mẫu văn khấn cúng tiễn ông Táo về trời đầy đủ nhất, gia chủ hãy tham khảo nhé!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm…, con tên là… ngụ tại… thành tâm sắm sửa lễ vật, hương hoa, quả thực kính dâng lên Ngài.

Con xin kính tạ ơn Ngài đã phù hộ độ trì cho gia đình con trong suốt năm qua. Con xin sám hối những lỗi lầm của gia đình, mong Ngài tha thứ.

Nay con tiễn đưa Ngài về trời, kính xin Ngài tâu với Ngọc Hoàng cho gia đình con được bình an, mạnh khỏe, làm ăn phát đạt.

Con xin kính lễ!

Lời kết

Là một truyền thống văn hóa tâm linh lưu truyền bao đời. Cho đến nay, nét văn hóa vẫn luôn được giữ vững thể hiện sự tôn trọng của con người đến các bậc bề trên. Hy vọng bài chia sẻ này tại PJS.vn sẽ hữu ích dành cho mọi người. Ông Táo rất thân thuộc với mọi gia đình, chính vì vậy, việc thể hiện lòng tôn kính sẽ là điều nên làm. Chúc mọi người thành công.